Đau nhức xương khớp có thể diễn ra ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể, vì thế tình trạng đau nhức cũng bởi nhiều lý do khác nhau gây nên. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau xương khớp có thể kể đến như:
Đau nhức xương khớp có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân
Đối với những nhà vận động viên, gymer hay huấn luyện viên thể hình mà nói, muốn có một thân hình đẹp, kỹ năng vận động vượt bật thì việc trải qua quá trình luyện tập cao độ trong thời gian dài là điều không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên, vận động sai tư thế hay tập luyện quá sức sẽ gây ra nhiều tổn thương cho cơ thể. Lâu dài, sụn trong các khớp xương sẽ dần bị phá vỡ khiến cho tình trạng đau nhức xương khớp tăng cao, thậm chí cản trở khả năng vận động của cơ thể.
Ngoài ra, những người lao động phải thường xuyên mang vác vật nặng, leo trèo hoặc làm những công việc chân tay nặng nhọc cũng là đối tượng mắc phải bệnh đau xương khớp do cơ thể hoạt động quá mức nhưng không được nghỉ ngơi điều độ.
Những người bệnh đau xương khớp mãn tính thường gặp phải cơn đau bất chợt do sự thay đổi đột ngột của thời tiết. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng vào những ngày mưa, trời lạnh do áp suất khí quyển giảm có thể gây kích thích dây thần kinh và khiến các mô trong cơ thể sưng lên. Làm cho cơ, gân hay bất kỳ vết sẹo nào trên cơ thể co lại rồi mở rộng khiến cho các khớp xương đau nhức không ngừng.
Nếu đã từng bị chấn thương do chơi thể thao hay gặp tai nạn… thì khả năng đau nhức xương khớp sau khi dưỡng thương là rất cao. Cơn đau nhức có thể quay trở lại bất cứ lúc nào nếu người bệnh bất ngờ vận động mạnh, bởi các khớp xương hoặc sụn đã bị phá vỡ do tai nạn và tình trạng suy giảm xương, sụn sẽ ngày càng tăng nếu cứ tiếp tục hoạt động mạnh.
Ít vận động và ngồi nhiều được xem là thói quen hiện đại của nhiều người trẻ hiện nay, đặc biệt là đối với nhân viên văn phòng. Bận rộn khiến bản thân lười vận động hay ngồi nhiều, ngồi sai tư thế cả ngày dài cũng chính là nguyên nhân gây nên tình trạng đau nhức xương khớp.
Ăn uống không đầy đủ, sinh hoạt thất thường có thể làm trầm trọng các cơn đau nhức xương mãn tính. Không có gì lạ khi bác sĩ luôn dặn dò bệnh nhân cần bổ sung dưỡng chất với chế độ ăn uống hợp lý, bởi vì chỉ có ăn nhiều, uống đủ mới khiến cơ thể tái tạo lại các tế bào, giúp các bộ phận trong cơ thể mau chóng chữa lành và hoạt động tốt hơn.
Thừa cân, béo phì sẽ gây áp lực lên các khớp chịu trọng lực (ví dụ như đầu gối) mỗi khi vận động và các khớp khác cũng chịu thêm nhiều áp lực khiến cho tình trạng đau nhức xương khớp kéo dài và tăng cao hơn.
Tăng cân khiến cho các khớp xương chịu áp lực mỗi khi vận động gây nên đau nhức xương khớp
Nếu xem nhẹ các triệu chứng đau nhức xương khớp và không tìm cách chữa trị kịp thời thì căn bệnh này sẽ kéo dài với những cơn đau dữ dội hơn ở phía sau.
Đau nhức xương khớp kéo dài và các triệu chứng dần trở nên trầm trọng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý như:
Đau nhức xương khớp báo hiệu bệnh lý
Thoái hóa khớp là căn bệnh gây nên đau nhức xương khớp phổ biến nhất. Do sự tổn thương dưới sụn và sụn khớp nên cơn đau thường tăng lên mỗi khi cử động khớp và giảm bớt khi được nghỉ ngơi.
Tổn thương càng nặng thì cơn đau nhức sẽ càng gia tăng với tần suất lâu và nhiều hơn. Khiến người bệnh hạn chế vận động, các khớp bị biến dạng và thậm chí có thể bị tàn phế nếu thoái hóa nặng.
Viêm khớp dạng thấp cũng là nguyên nhân của các cơn đau nhức kéo dài. Là bệnh khớp mãn tính vô cùng nguy hiểm, nếu không điều trị sớm thì sụn khớp và xương dưới sụn sẽ bị phá hủy, khớp biến dạng và khả năng tàn phế là rất cao.
Thoát vị đĩa đệm có thể gây ra đau nhức xương khớp với những cơn đau đột ngột ở vùng thắt lưng, cổ, vai gáy và chân tay. Người bệnh phải chịu đựng cơn đau âm ỉ hoặc rất dữ dội mỗi khi vận động, đi lại và chỉ giảm bớt khi nghỉ một chỗ.
Đau nhức xương khớp cũng có thể là biểu hiện của bệnh loãng xương. Tuy không phải là triệu chứng đặc trưng nên thường bị bỏ qua, phát hiện trễ sẽ khiến tình trạng bệnh nặng thêm, xương yếu dần và dễ bị gãy.
Bệnh gút có biểu hiện của đau xương khớp với các cơn đau kèm theo sưng, nóng, đỏ ở một hoặc nhiều khớp, thường thấy ở các khớp ngón chân, cố chân, bàn tay và khớp gối. Cơn đau thường xuất hiện về đêm, khiến bệnh nhân đau đớn khớp không thể chịu nổi và đôi khi còn kèm theo nhức đầu, sốt cao, mệt mỏi.
Giảm đau nhức xương khớp tại nhà bằng cách phương pháp dưới đây sẽ giúp người bệnh giảm bớt cơn đau nhanh chóng, nhưng chỉ đảm bảo mang lại hiệu quả đối với trường hợp bệnh đau nhức xương khớp ở giai đoạn đầu. Với các triệu chứng nghiêm trọng hơn thì nên đưa đến ngay bác sĩ để được điều trị hoặc phẫu thuật tùy theo mức độ bệnh lý.
Đau nhức xương khớp dù ở giai đoạn nào thì cũng cần phải thăm khám thường xuyên để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra liệu pháp điều trị thích hợp. Bởi đau xương khớp có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý, vì thế chỉ có bác sĩ mới có thể xác định được nguyên nhân nguồn đau và có biện pháp chữa trị hiệu quả, phù hợp với từng loại bệnh.
Nên chú ý lắng nghe dặn dò từ bác sĩ và uống thuốc kê đơn đúng cữ để các triệu chứng mau chóng giảm bớt và biến mất nhanh hơn.
Có hai cách để giảm bớt cơn đau xương khớp nhanh chóng và hiệu quả đó là chườm nóng hoặc dùng liệu pháp lạnh.
Chườm nóng bằng cách áp túi nước ấm lên chỗ đau kết hợp xoa bóp để máu lưu thông hoặc cũng có thể ngâm trong nước nóng để đạt được hiệu quả nhanh hơn.
Chườm nóng để các khớp xương dịu bớt cơn đau
Áp dụng liệu pháp lạnh bằng cách chườm túi đựng đá lên vị trí đau để giảm sưng mô và giảm lưu lượng máu, giúp cơn đau dịu đi nhanh chóng nhưng nên chú ý nhiệt độ để tránh bỏng lạnh khi chườm quá lâu.
Thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen (tên khác: paracetamol) hoặc ibuprofen cũng có thể dùng để giảm đau. Tuy nhiên, nếu cơn đau nhức kéo dài và khó dứt thì người bệnh cần dùng loại thuốc kết hợp sẵn hai hợp chất paracetamol và ibuprofen để cơn đau giảm nhanh hơn như ALAXAN - một loại thuốc thuộc nhóm giảm đau chống viêm không steroid. (Theo chia sẻ của Bác sĩ Tống Thanh Hải - Viện Bỏng Quốc gia: https://www.facebook.com/drtonghai/posts/10227814948498806)
Thuốc giảm đau ALAXAN đẩy lùi cơn đau tức thì
ALAXAN là thuốc giảm đau dạng viên nén đã được điều chế với liều lượng phù hợp, bảo vệ người bệnh khỏi các tác dụng phụ không mong muốn trong trường hợp tự ý mua và phối hợp 2 loại thuốc giảm đau chỉ chứa từng hoạt chất riêng lẻ. Vì hàm lượng thuốc nếu vượt quá liều lượng cho phép có thể gây nguy hiểm đến người dùng.
Ngoài ra, hạn chế vận động mạnh, ăn uống đầy đủ dưỡng chất nhưng tránh tăng cân nhiều trong thời gian ngắn, tận dụng nắng sớm để hấp thụ vitamin D quý giá cho xương cũng là cách để bệnh đau xương khớp giảm bớt và kết thúc nhanh hơn.
Dùng thuốc ALAXAN kết hợp hai hoạt
chất paracetamol và ibuprofen chỉ trong một viên, giảm đau đầu, đau nhức toàn thân hiệu quả
(http://www.youtube.com/watch?v=S5_s6wpLf3g)